Triệu chứng Tự kỷ

Video hội chứng tự kỷ.

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển nặng,[14] lần đầu xuất hiện trong thời thơ ấu, thường kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm.[15] Người bị bệnh tự kỷ có thể bị tổn hại nghiêm trọng ở một số mặt, nhưng ở mức độ bình thường hoặc thậm chí cao ở những cá thể khác.[16] Triệu chứng dần lộ rõ sau khoảng sáu tháng tuổi, phát triển theo độ tuổi hai hoặc ba năm[17] và có xu hướng tiếp diễn qua tuổi trưởng thành, mặc dù thường ở dạng bị kìm hãm.[18] Ở một số mặt khác, chẳng hạn như ăn uống, cũng phổ biến nhưng không cần thiết để chẩn đoán.[19]

Phát triển xã hội

Thâm hụt xã hội phân biệt tự kỷ và những chứng rối loạn phổ tự kỷ có liên quan từ các chứng rối loạn phát triển khác.[18] Người bị tự kỷ có sự khiếm khuyết về mặt xã hội và thường thiếu trực giác về những người khác mà nhiều người công nhận như vậy. Một người mắc chứng tự kỷ là Temple Grandin mô tả sự bất lực của cô để hiểu những giao tiếp xã hội bình thường, hoặc những người có thần kinh phát triển bình thường, khiến cô có cảm giác như "một nhà nhân chủng học trên sao hỏa".[20]

Giao tiếp

Khoảng một phần ba cho đến một nửa số người tự kỷ không phát triển đủ ngôn ngữ tự nhiên để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp thường ngày..[21] Trẻ mắc chứng tự kỷ thường ít khả năng thực hiện những yêu cầu hoặc chia sẻ kinh nghiệm, và chỉ có thể lặp đi lặp lại đơn giản lời nói của người khác (nhại lời)[22][23] hoặc đảo ngược lại.[24] Trao đổi hai chiều có thể cần thiết cho hoạt động nói, và thiếu sự chú tâm, trao đổi hai chiều dường như để phân biệt với người bị ASD; chẳng hạn, họ có thể nhìn tập trung vào bàn tay thay vì nhìn vào đối tượng,[23][25] họ luôn thất bại để chỉ vào đối tượng để nêu ý kiến hoặc chia sẻ một kinh nghiệm.[26] Trẻ tự kỉ có thể gặp khó khăn với trò chơi giàu trí tưởng tượng và phát triển biểu tượng thành ngôn ngữ.[22][23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự kỷ http://docs.autismresearchcentre.com/papers/2009_B... http://idea.library.drexel.edu/bitstream/1860/2632... http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/ss6103a1.... http://www.cdc.gov/ncbddd/autism/data.html http://www.cdc.gov/nchs/data/nhsr/nhsr065.pdf //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2756410 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2756414 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2791538 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2863325 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3181906